Đi đến nội dung

GIỚI TRẺ THẮC MẮC

Tôi cần làm gì sau khi báp-têm?—Phần 1: Giữ nề nếp thiêng liêng?

Tôi cần làm gì sau khi báp-têm?—Phần 1: Giữ nề nếp thiêng liêng?

 Những tài sản có giá trị như nhà cửa hay xe cộ cần phải được bảo trì tốt. Tình bạn với Đức Chúa Trời cũng giống như vậy. Làm thế nào bạn có thể duy trì tình bạn đó sau khi báp-têm?

Trong bài này

 Tiếp tục học lời Đức Chúa Trời

 Câu Kinh Thánh then chốt: “Tiếp tục sinh hoa kết quả trong mọi việc lành và gia tăng sự hiểu biết chính xác về Đức Chúa Trời”.​—Cô-lô-se 1:10.

 Điều này có nghĩa gì? Sau khi báp-têm, bạn cần tiếp tục đọc Kinh Thánh và suy ngẫm về điều mình học.—Thi thiên 25:4; 119:97.

 Điều gì có thể xảy ra? Đôi khi, bạn cảm thấy không có hứng thú để học. Có lẽ bạn cho rằng mình không phải tuýp người thích học.

 Điều bạn có thể làm: Đào sâu những đề tài Kinh Thánh mà bạn thấy thú vị. Lập một chương trình học hỏi cá nhân phù hợp với bản thân để việc học không trở thành gánh nặng. Mục tiêu của bạn là vun trồng tình yêu thương dành cho Đức Giê-hô-va và Lời ngài. Việc học hỏi như thế sẽ đem lại lợi ích niềm vui cho bạn.—Thi thiên 16:11.

 Mẹo: Để nhận được lợi ích tối đa, hãy học ở chỗ yên tĩnh và không bị phân tâm.

 Tìm hiểu thêm:

 Tiếp tục cầu nguyện với Đức Giê-hô-va

 Câu Kinh Thánh then chốt: “Đừng lo lắng bất cứ điều gì, nhưng trong mọi việc, hãy dùng lời cầu nguyện, nài xin và tạ ơn mà trình lời thỉnh cầu của anh em cho Đức Chúa Trời”.​—Phi-líp 4:6.

 Điều này có nghĩa gì? Việc trò chuyện với Đức Chúa Trời gồm hai chiều: Bạn lắng nghe ngài qua việc đọc Kinh Thánh; bạn nói với ngài qua lời cầu nguyện. Hãy nhớ rằng lời cầu nguyện của bạn có thể bao gồm lời cầu xin về những điều bạn cần và lời cảm tạ về những ân phước bạn nhận được.

 Điều gì có thể xảy ra? Đôi lúc, lời cầu nguyện của bạn có thể trở nên máy móc. Có lẽ bạn bắt đầu nghi ngờ rằng Đức Giê-hô-va có thật sự lắng nghe hay ngài có muốn lắng nghe bạn không.—Thi thiên 10:1.

 Điều bạn có thể làm: Trong ngày, hãy nghĩ về những điều bạn có thể cầu nguyện. Nếu hoàn cảnh lúc đó không cho phép bạn cầu nguyện lâu, hãy nhớ cầu nguyện về những điều ấy vào lúc khác trong ngày. Ngoài việc cầu nguyện về những mối lo âu của chính mình, cũng hãy cầu nguyện về nhu cầu của người khác.—Phi-líp 2:4.

 Mẹo: Nếu thấy lời cầu nguyện của mình có vẻ máy móc, hãy cầu nguyện với Đức Giê-hô-va về điều đó. Ngài muốn nghe tất cả những điều bạn quan tâm, bao gồm mối quan tâm về lời cầu nguyện của bạn.—1 Giăng 5:14.

 Tìm hiểu thêm:

 Tiếp tục chia sẻ niềm tin

 Câu Kinh Thánh then chốt: “Hãy luôn để ý chính mình con cùng sự dạy dỗ của con… vì làm như vậy thì con sẽ cứu được chính mình con và những người lắng nghe con”.​—1 Ti-mô-thê 4:16.

 Điều này có nghĩa gì? Khi chia sẻ niềm tin với người khác, bạn đang củng cố đức tin của chính mình. Kết quả là bạn có thể cứu được chính mình cùng những người lắng nghe bạn.

 Điều gì có thể xảy ra? Đôi lúc, có thể bạn thấy mình không có động lực để chia sẻ niềm tin. Có lẽ bạn còn cảm thấy sợ khi làm vậy, đặc biệt là ở trường.

 Điều bạn có thể làm: Đừng để những cảm xúc tiêu cực, như sợ hãi, ảnh hưởng đến quyết định của bạn. Sứ đồ Phao-lô viết: “Cho dù gượng ép mà [công bố tin mừng], chức quản gia vẫn được giao cho tôi”.​—1 Cô-rinh-tô 9:16, 17.

 Mẹo: Nếu cha mẹ cho phép, hãy tìm một anh chị gương mẫu trong thánh chức làm người hỗ trợ cho mình.—Châm ngôn 27:17.

 Tìm hiểu thêm:

 Tiếp tục tham dự nhóm họp

 Câu Kinh Thánh then chốt: “Hãy quan tâm đến nhau để khuyến giục nhau biểu lộ tình yêu thương và làm việc lành, chớ bỏ việc nhóm họp với nhau”.​—Hê-bơ-rơ 10:24, 25.

 Điều này có nghĩa gì? Chúng ta đến nhóm họp chủ yếu là để thờ phượng Đức Giê-hô-va. Nhưng cũng có hai lợi ích khác khi tham dự nhóm họp. Thứ nhất, bạn được các anh em đồng đạo khích lệ. Thứ hai, bạn khích lệ họ khi bạn có mặt và tham gia vào buổi nhóm.—Rô-ma 1:11, 12.

 Điều gì có thể xảy ra? Đôi lúc, bạn có thể bị mất tập trung và khiến mình bỏ lỡ những điều quý giá trong buổi nhóm. Hoặc có lẽ bạn bị cám dỗ không đi nhóm đều đặn hoặc bạn để những điều khác, chẳng hạn bài tập về nhà, chiếm mất thời gian tham dự nhóm họp.

 Điều bạn có thể làm: Dù không bỏ bê bài tập về nhà, nhưng cũng hãy cố gắng đều đặn tham dự và đặt mục tiêu học được nhiều nhất có thể từ buổi nhóm. Hãy góp phần bằng cách tham gia bình luận. Sau buổi nhóm, hãy khen ít nhất một người về phần trình bày hay bình luận của họ.

 Mẹo: Hãy chuẩn bị trước. Tải về ứng dụng JW Library® và vào mục “Nhóm họp” để xem những phần sẽ được thảo luận trong buổi nhóm.

 Tìm hiểu thêm:

  •   Đọc:

     “Tại sao tham dự nhóm họp?” (Anh ngữ)